Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
2409
Hôm qua:
580
Tuần này:
4070
Tháng này:
5828
Tất cả:
1156136

Kế hoạch triển khai thực hiện phát triển kinh tế số và xã hội số giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn phường Phú Sơn

Thực hiện Kế hoạch số 1812/KH-UBND ngày 22/6/2022 của Uỷ ban nhân dân thị xã Bỉm Sơn về triển khai thực hiện phát triển kinh tế số và xã hội số giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn; UBND phường Phú Sơn ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với các nội dung cụ thể

Về mục tiêu

* Phát triển kinh tế số

Kinh tế số: Là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế.

Mục tiêu cơ bản đến năm 2025:

- Tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GRDP;

- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%;

- Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%;

- Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%;

- Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 40%;

- Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 1.5%.

* Phát triển xã hội số

Xã hội số: Là xã hội tích hợp công nghệ số một cách tự nhiên và mặc định vào mọi mặt đời sống, người dân được kết nối, có khả năng tương tác và thành thạo kỹ năng số để sử dụng các dịch vụ số, từ đó, hình thành các mối quan hệ mới trong môi trường số, hình thành thói quen số và văn hóa số.

Mục tiêu cơ bản đến năm 2025

- Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 85%;

- Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 80%;

- Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 50%;

- Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 70%;

- Tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 80%;

- Tỷ lệ người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt trên 80%;

- Tỷ lệ dân số trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến đạt trên 50%;

- Tỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa đạt trên 30%;

- Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 90%;

- Tỷ lệ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 80%;

- Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học cơ sở hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 70%.

Về nội dung

* Phát triển nền móng kinh tế số và xã hội số

- Cơ chế, chính sách: Thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác chuyển đổi số, đề nghị cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi các văn bản, tạo hành lanh pháp lý đồng bộ thống nhất về chuyển đổi số để triển khai, áp dụng tại phường; Đảm bảo cập nhật đầy đủ và tổ chức triển khai, thực hiện kịp thời các văn bản chỉ đạo, điều hành của UBND, Chủ tịch UBND thị xã về phát triển Chính quyền số. Tích hợp đa dạng các thông tin, các văn bản chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Thị xã trên cổng TTĐT để mọi thành phần có thể khai thác thông tin thuận lợi.

- Hạ tầng: Nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng CNTT tại các cơ quan hành chính nhà nước đảm bảo vận hành, khai thác, sử dụng hiệu quả các phần mềm dùng chung của Tỉnh; Đầu tư thiết bị đảm bảo an toàn thông tin mạng, bảo vệ bí mật Nhà nước trên môi trường mạng, phục vụ tốt cho hoạt động Chính quyền điện tử. Tổ chức triển khai đồng bộ Chiến lược, lộ trình số hóa và thông minh hóa các lĩnh vực hạ tầng thiết yếu phục vụ kinh tế số và xã hội số. Phát triển hạ tầng kết nối số cho người dân.

- Nền tảng số: Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch số 78/KHUBND ngày 21/3/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh.

- Dữ liệu số: Phối hợp với các phòng, ban ngành cấp thị tổ chức triển khai phát triển dữ liệu trong các lĩnh vực trọng điểm: y tế, giáo dục và đào tạo, phần mềm lưu trữ dữ liệu chung của Thị xã. Bảo đảm dữ liệu được tạo lập tuân thủ theo định dạng máy đọc được, sẵn sàng khả năng chia sẻ, khai thác, sử dụng một cách dễ dàng và kết nối được với hệ thống dữ liệu dùng chung của Tỉnh.

- Nhân lực số: Tham gia đầy đủ các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức do các cấp tổ chức. Nhằm đảm nguồn nhân lực về CNTT trong quá trình thực hiện các nội dung về chuyển đổi số. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của người đứng đầu trong các cơ quan hành chính nhà nước trong việc phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu vận hành, khai thức, xử lý trên môi trường mạng. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn để người dân cập nhật kiến thức, kỹ năng sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin, dịch vụ công trực tuyến, các dịch vụ chuyển đổi số và bảo vệ thông tin cá nhân trên môi trường mạng.

- Kỹ năng số, công dân số và văn hóa số: Tổ chức cho cán bộ lãnh đạo, chuyên trách chuyển đổi số và công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nuớc, trong các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh tham gia các chương trình đào tạo kỹ năng số cơ bản, kỹ năng số nâng cao. Triển khai các chương trình thúc đẩy phát triển công dân số rộng khắp, mỗi người dân tuổi thành niên đều có danh tính số, tài khoản số, phương tiện số, và được đào tạo, tập huấn về kỹ năng số. Đẩy mạnh triển khai các chương trình hỗ trợ, phổ cập kết nối số cho nguời dân. Khuyến khích nguời dân sử dụng các thiết bị thông minh để quan trắc, giám sát phục vụ đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

- Tổ chức triển khai các chương trình phát triển văn hóa số sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân: Tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích nguời dân truy cập Internet, đăng ký tài khoản và sử dụng các dịch vụ số mà trọng tâm là dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ y tế số, giáo dục số, sử dụng các mạng xã hội, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử và khai thác tiện ích, tài nguyên số trên Internet. Hướng dẫn người dân về các kỹ năng an toàn, bảo mật thông tin cơ bản để có thể tự bảo vệ tài khoản, dữ liệu của mình trên không gian mạng.

- Doanh nghiệp số: Phối hợp với các cơ quan, ban ngành thị xã cung cấp các tài liệu đào tạo, hướng dẫn chuyển đổi số; thông báo cho các doanh nghiệp tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về kỹ năng số, chuyển đổi số do các cấp tổ chức. Triển khai các Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát chuyển đổi số; Chương trình hỗ trợ các cơ sở, cửa hàng bán lẻ chuyển đổi số.

- Thanh toán số: Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh hường, giai đoạn 2021-2025. Triển khai Chương trình thúc đẩy dịch vụ thanh toán điện tử trên địa bàn phường.

- An toàn thông tin mạng và an ninh mạng: Thông báo đúng đối tượng tham gia các lớp tập huấn phổ cập dịch vụ an toàn thông tin mạng cơ bản giúp người dân phòng, tránh và tự bảo vệ mình trước những nguy cơ, rủi ro và sự cố mất an toàn thông tin mạng. Tăng cường công tác tuyên truyền để các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện mô hình bảo vệ 04 lớp (Lực lượng tại chỗ, Giám sát chuyên nghiệp, Độc lập kiểm tra, Kết nối chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia). Thực hiện sao lưu dữ liệu, bảo đảm hoạt động liên tục của cơ quan, đơn vị; sẵn sàng khôi phục hoạt động bình thường của hệ thống sau khi gặp sự cố mất an toàn thông tin mạng trên địa bàn phường. Đề xuất dán nhãn tín nhiệm cho Trang Thông tin điện tử phường đảm bảo an toàn thông tin mạng. Tuyên truyền cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng ký số từ xa theo hướng ưu tiên phổ cập việc sử dụng chữ ký số cá nhân cho người dân một cách đơn giản, thuận tiện, an toàn.

* Phát triển kinh tế số và xã hội số ngành, lĩnh vực

Nông nghiệp và nông thôn: Phát triển kinh tế số và xã hội số theo hướng nông nghiệp số gắn liền với nông thôn hiện đại, nông dân chuyên nghiệp, văn minh. Các nhiệm vụ trọng tâm bao gồm:

- Chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế số nông nghiệp; phát động và thu hút doanh nghiệp công nghệ đầu tư phục vụ nông nghiệp tại phường;

- Hướng dẫn các khu phố và người nông dân tham gia tích cực trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên sàn giao dịch điện tử.

- Triển khai nền tảng truy xuất nguồn gốc nông sản cho phép kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng của nông sản.

- Tổ chức triển khai mô hình khu phố chuyển đổi số, phường chuyển đổi số, trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là gắn kết phát triển thương mại điện tử với Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm.

- Tổ chức triển khai phổ cập kỹ năng số cho người nông dân theo hướng tuyên truyền, phổ biến qua phương tiện truyền thông cơ sở; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong quá trình tổ chức sản xuất nông nghiệp và tham gia vào phát triển kinh tế số, xã hội số; tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng số cho người nông dân thông qua các nền tảng số, đào tạo trực tuyến, liên tục phát triển kỹ năng và tri thức số cho nguời nông dân, ưu tiên nhóm kỹ năng về sử dụng, khai thác các sàn giao dịch điện tử, thanh toán điện tử, nhận biết, phòng ngừa lừa đảo trên mạng….

Lĩnh vực Y tế:

- Tăng cường công tác tuyên truyền cho các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn phường cung cấp dịch vụ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa; sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử; đơn thuốc điện tử; thanh toán không dùng tiền mặt…

- Khuyến khích các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn phường triển khai nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa kết nối giữa cơ sở với bệnh viện tuyến trên giúp giảm tải các cơ sở y tế, khám, chữa bệnh kịp thời, tiết kiệm thời gian và chi phí.

- Thực hiện quản lý đơn thuốc điện tử quốc gia tại tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và tư nhân trên địa bàn phường.

- Tổ chức triển khai nền tảng quản lý tiêm chủng, nền tảng quản lý thông tin y tế cơ sở, quản lý trạm y tế thống nhất trên địa bàn phường.

- Triển khai lập hồ sơ sức khỏe cá nhân, đảm bảo mỗi nguời dân có một hồ sơ số về sức khỏe cá nhân để hình thành hệ thống chăm sóc y tế số hoàn chỉnh từ khâu chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng đến điều trị. Hồ sơ sức khỏe điện tử được cập nhật thuờng xuyên, lưu lại thông tin về tình trạng sức khỏe nguời dân trong suốt cuộc đời.

Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạ:

- Triển khai nền tảng dạy, học trực tuyến, kết nối, phục vụ trực tuyến toàn trình trong công tác giảng dạy - học tập - thi cử cho học sinh, giáo viên, từ đó, hình thành hệ sinh thái phát triển giáo dục số, bảo đảm chất luợng cho việc thi cử trực tuyến.

- Ứng dụng sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp công nghệ giáo dục (Edtech) vào giảng dạy. Tạo cơ chế thí điểm các sản phẩm, dịch vụ mới đột phá, hỗ trợ đào tạo nhanh, hiệu quả.

Lao động, việc làm và an sinh xã hội:

- Tổ chức triển khai và thúc đẩy, khuyến khích các hình thức giao dịch điện tử, chứng chỉ chứng nhận điện tử, chi trả an sinh xã hội trực tuyến hoặc trực tiếp tới đối tượng thụ huởng, loại bỏ các khâu trung gian không cần thiết.

- Thực hiện nền tảng dữ liệu số về lao động, việc làm và an sinh xã hội trong đó cơ quan nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, tổ chức sử dụng lao động đóng vai trò nòng cốt và người lao động, người dân tham gia tích cực trong thu thập, chuẩn hóa, mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phân tích, dự báo, công bố thông tin thị trường lao động và thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

Thương mại, công nghiệp và năng luợng

Thương mại

- Quản lý, giám sát hoạt động của các nền tảng thương mại điện tử; chống hàng gian, hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch thuơng mại điện tử trực tuyến; xây dụng thị trường thương mại điện tử lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền vững.

- Tổ chức triển khai Chương trình thúc đẩy thương mại điện tử tại khu vực nông thôn có tiềm năng phát triển: hạ tầng logistics thuận lợi, có nhiều nông sản, tăng cuờng liên kết thương mại điện tử giữa phường với các xã, phường, huyện bạn và các vùng miền trong cả nước.

- Hỗ trợ nguời dân đưa sản phẩm dịch vụ của mình lên các sàn thương mại điện tử để góp phần đưa mỗi một người dân thành một doanh nhân.

Công nghiệp và năng lượng

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế số và xã hội số trong lĩnh vực năng lượng; phát triển lưới điện thông minh.

- Triển khai mô hình sử dụng năng lượng trong sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Lĩnh vực Du lịch

- Ngành du lịch phường Phú Sơn là du lịch tâm linh, để áp dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch tại phường cần xây dựng website riêng để giới thiệu, quảng bá cho các điểm du lịch; xây dựng hệ thống kết nối giữa các điểm du lịch trên địa bàn Thị xã

- Tăng cường hiểu biết giao lưu văn hóa, tìm hiểu thế giới và tạo động lực bảo tồn giá trị truyền thống, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đầu tư cho bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa tâm linh, đặc biệt về tín ngưỡng, tôn giáo và những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với điểm tâm linh trở thành yếu tố hấp dẫn đặc sắc; tăng cường sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động du lịch.

Lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường

- Tổ chức triển khai phát triển kinh tế số và xã hội số trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, phát triển kinh tế xanh, sử dụng năng lượng thân thiện với môi truờng.

- Ưu tiên phát triển nền tảng dữ liệu đất đai quốc gia, bản đồ số quốc gia, sử dụng phương thức, công nghệ số nâng cao chất lượng dịch vụ, khả năng tương tác, phục vụ minh bạch hóa, đảm bảo cung cấp, chia sẻ dữ liệu, thông tin về tài nguyên môi trường cho tổ chức, cá nhân, cộng đồng góp phần phát triển kinh tế số trên địa bàn phường.

* Về giải pháp

Tổ chức, bộ máy: Tổ chức hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số phường; Triển khai đồng bộ về phát triển Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn phường. Tổ chức và triển khai hoạt động của các Tổ công nghệ số cộng đồng để phổ biến huớng dẫn, trợ giúp người dân sử dụng công nghệ số và các nền tảng số “Make in Việt Nam”, hình thành mạng lưới triển khai công nghệ rộng khắp trên địa bàn phường.

Hợp tác

- Phối hợp, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn kỹ năng số cho người dân thông qua việc sử dụng nền tảng số.

- Hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp trong việc thu hút nguồn lực, tri thức, chuyển giao công nghệ số vào phường Phú Sơn phù hợp với nội dung Kế hoạch.

Nghiên cứu, phát triển

- Thúc đẩy ứng dụng các công nghệ số mới dữ liệu lớn phục vụ phát triển kinh tế số và xã hội số.

- Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ, tạo lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, phù hợp với đặc trung của từng ngành, lĩnh vực của phường.

Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo về phát triển kinh tế số, xã hội số; lồng ghép nội dung về kinh tế số, xã hội số trong các sự kiện quan trọng của phường.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về các mô hình kinh tế số, xã hội số điển hình trên hệ thống truyền thông cơ sở. Phát triển các chuyên mục tư vấn, hỏi đáp về kinh tế số, xã hội số, hỗ trợ người dân nâng cao kỹ năng số, sử dụng nền tảng số, dịch vụ số và công nghệ số.

Bảo đảm kỉnh phí

Ưu tiên kinh phí từ ngân sách (kinh phí chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên) để thực hiện nhiệm vụ, giải pháp, dự án thuộc Kế hoạch này. Trong đó:

- Nguồn kinh phí đầu tư chi để thực hiện các nhiệm vụ, dự án: đầu tư xây dựng các hệ thống thông tin, nền tảng số, mua sắm phần cứng, phần mềm, công nghệ, trang thiết bị và xây dựng các cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số.

- Nguồn kinh phí thường xuyên chi để thực hiện nhiệm vụ: Tạo lập, cập nhật, lưu trữ và chia sẻ, sử dụng dữ liệu số; đảm bảo an toàn thông tin mạng; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân lực số, kỹ năng số, công dân số, văn hóa số; hỗ trợ, tư vấn chuyển đổi số doanh nghiệp; thông tin, tuyên truyền; duy trì, vận hành các hệ thống thông tin, nền tảng số; các nhiệm vụ khác thuộc Kế hoạch có tính chất chi thường xuyên. Khuyến khích, ưu tiên sử dụng nguồn chi thường xuyên thuê thiết bị, dịch vụ.

- Các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, đào tạo bố trí kinh phí từ ngân sách tự chủ để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao thuộc Kế hoạch. Danh mục các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế sổ, xã hội sổ giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn phường.

* Về kinh phí

Kinh phí thực hiện kế hoạch được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

Về tổ chức thực hiện

Công chức Văn hóa - Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, khu phố tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo Kế hoạch và các nội dung khác thuộc Kế hoạch phù hợp chức năng, nhiệm vụ được giao. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các nội dung của Kế hoạch.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong các ngành và nhân dân về nội dung Kế hoạch thường xuyên, định kỳ hàng ngày, hàng tuần; thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ theo phân công và các nội dung khác thuộc Kế hoạch phù hợp chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Tổng hợp tiến độ thực hiện báo cáo thị xã vào đầu tháng 12 hàng năm.

Công chức Kế toán - Ngân sách

Tham mưu cho UBND phường về nguồn ngân sách chi thường xuyên, nguồn ngân sách chi đầu tư phát triển hàng năm theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan để triển khai, thực hiện các nội dung của Kế hoạch và các nội dung khác thuộc Kế hoạch phù hợp chức năng, nhiệm vụ được giao.

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì thực hiện các nội thuộc Kế hoạch phù hợp chức năng, nhiệm vụ được giao.

Các trường học

Thực hiện các mục tiêu, giải pháp, nhiệm vụ và các nội dung khác thuộc Kế hoạch phù hợp chức năng, nhiệm vụ được giao.

Văn phòng HĐND - UBND

- Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ thúc đẩy phát triển các nền tảng số quốc gia đối với nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa, nền tảng quản lý tiêm chủng, nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử, nền tảng trạm y tế phường.

- Tổ chức, hướng dẫn, triển khai các nội dung tại mục 2.2 đến các cơ sở y tế trên địa bàn phường.

- Thực hiện các mục tiêu, giải pháp, nhiệm vụ theo phân công và các nội dung khác thuộc Kế hoạch phù hợp chức năng, nhiệm vụ đuợc giao.

Công an phường

- Chủ trì triển khai thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ thúc đẩy phát triển các nền tảng số quốc gia đối với nền tảng định danh nguời dân và xác thực điện tử; thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ theo phân công và các nội dung khác thuộc Kế hoạch phù hợp chức năng, nhiệm vụ đuợc giao.

- Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng không gian mạng an toàn, lành mạnh, bảo đảm quyền và lợi ích của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động kinh tế số, xã hội số.

Công chức Địa chính - Xây dựng

- Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ thúc đẩy phát triển các nền tảng số quốc gia đối với nền tảng bản đồ số.

- Thực hiện các mục tiêu, giải pháp, nhiệm vụ theo phân công và các nội dung khác thuộc Kế hoạch phù hợp chức năng, nhiệm vụ được giao.

Các cơ quan, đơn vị, khu phố

- Thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được phân công và các nhiệm vụ khác trong Kế hoạch này phù hợp chức năng nhiệm vụ được giao.

- Triển khai kế hoạch giai đoạn 2022 - 2025 và kế hoạch hàng năm phát triển kinh tế số và xã hội số; bổ sung, cập nhật, đồng bộ các nội dung của Kế hoạch này với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, kinh tế - xã hội của ngành, đơn vị mình.

Đoàn Thanh niên phường

Hướng dẫn các chi đoàn trực thuộc tham gia mạng lưới hỗ trợ triển khai chuyển đổi số; chủ động phát động các chiến dịch đoàn viên thanh niên tuyên truyền, phổ biến kỹ năng số, hỗ trợ, hướng dẫn người dân sử dụng các dịch vụ trên môi trường số.

Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường và các tổ chức chính trị - xã hội

- Tuyên truyền đến các tổ chức thành viên chủ động tham gia phát triển và ứng dụng công nghệ số phục vụ kinh tế số và xã hội số.

- Phát huy vai trò trong tuyên truyền, vận động, giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch. Phối hợp với các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội nghề nghiệp phát động đoàn viên, hội viên, doanh nghiệp chủ động làm chủ công nghệ, cung cấp sản phẩm, dịch vụ có chất lượng; tích cực trong việc tham gia giám sát, phản biện chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế số, xã hội số.

Nguyễn Mùi

Kế hoạch triển khai thực hiện phát triển kinh tế số và xã hội số giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn phường Phú Sơn

Thực hiện Kế hoạch số 1812/KH-UBND ngày 22/6/2022 của Uỷ ban nhân dân thị xã Bỉm Sơn về triển khai thực hiện phát triển kinh tế số và xã hội số giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn; UBND phường Phú Sơn ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với các nội dung cụ thể

Về mục tiêu

* Phát triển kinh tế số

Kinh tế số: Là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế.

Mục tiêu cơ bản đến năm 2025:

- Tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GRDP;

- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%;

- Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%;

- Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%;

- Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 40%;

- Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 1.5%.

* Phát triển xã hội số

Xã hội số: Là xã hội tích hợp công nghệ số một cách tự nhiên và mặc định vào mọi mặt đời sống, người dân được kết nối, có khả năng tương tác và thành thạo kỹ năng số để sử dụng các dịch vụ số, từ đó, hình thành các mối quan hệ mới trong môi trường số, hình thành thói quen số và văn hóa số.

Mục tiêu cơ bản đến năm 2025

- Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 85%;

- Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 80%;

- Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 50%;

- Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 70%;

- Tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 80%;

- Tỷ lệ người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt trên 80%;

- Tỷ lệ dân số trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến đạt trên 50%;

- Tỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa đạt trên 30%;

- Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 90%;

- Tỷ lệ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 80%;

- Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học cơ sở hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 70%.

Về nội dung

* Phát triển nền móng kinh tế số và xã hội số

- Cơ chế, chính sách: Thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác chuyển đổi số, đề nghị cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi các văn bản, tạo hành lanh pháp lý đồng bộ thống nhất về chuyển đổi số để triển khai, áp dụng tại phường; Đảm bảo cập nhật đầy đủ và tổ chức triển khai, thực hiện kịp thời các văn bản chỉ đạo, điều hành của UBND, Chủ tịch UBND thị xã về phát triển Chính quyền số. Tích hợp đa dạng các thông tin, các văn bản chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Thị xã trên cổng TTĐT để mọi thành phần có thể khai thác thông tin thuận lợi.

- Hạ tầng: Nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng CNTT tại các cơ quan hành chính nhà nước đảm bảo vận hành, khai thác, sử dụng hiệu quả các phần mềm dùng chung của Tỉnh; Đầu tư thiết bị đảm bảo an toàn thông tin mạng, bảo vệ bí mật Nhà nước trên môi trường mạng, phục vụ tốt cho hoạt động Chính quyền điện tử. Tổ chức triển khai đồng bộ Chiến lược, lộ trình số hóa và thông minh hóa các lĩnh vực hạ tầng thiết yếu phục vụ kinh tế số và xã hội số. Phát triển hạ tầng kết nối số cho người dân.

- Nền tảng số: Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch số 78/KHUBND ngày 21/3/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh.

- Dữ liệu số: Phối hợp với các phòng, ban ngành cấp thị tổ chức triển khai phát triển dữ liệu trong các lĩnh vực trọng điểm: y tế, giáo dục và đào tạo, phần mềm lưu trữ dữ liệu chung của Thị xã. Bảo đảm dữ liệu được tạo lập tuân thủ theo định dạng máy đọc được, sẵn sàng khả năng chia sẻ, khai thác, sử dụng một cách dễ dàng và kết nối được với hệ thống dữ liệu dùng chung của Tỉnh.

- Nhân lực số: Tham gia đầy đủ các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức do các cấp tổ chức. Nhằm đảm nguồn nhân lực về CNTT trong quá trình thực hiện các nội dung về chuyển đổi số. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của người đứng đầu trong các cơ quan hành chính nhà nước trong việc phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu vận hành, khai thức, xử lý trên môi trường mạng. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn để người dân cập nhật kiến thức, kỹ năng sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin, dịch vụ công trực tuyến, các dịch vụ chuyển đổi số và bảo vệ thông tin cá nhân trên môi trường mạng.

- Kỹ năng số, công dân số và văn hóa số: Tổ chức cho cán bộ lãnh đạo, chuyên trách chuyển đổi số và công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nuớc, trong các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh tham gia các chương trình đào tạo kỹ năng số cơ bản, kỹ năng số nâng cao. Triển khai các chương trình thúc đẩy phát triển công dân số rộng khắp, mỗi người dân tuổi thành niên đều có danh tính số, tài khoản số, phương tiện số, và được đào tạo, tập huấn về kỹ năng số. Đẩy mạnh triển khai các chương trình hỗ trợ, phổ cập kết nối số cho nguời dân. Khuyến khích nguời dân sử dụng các thiết bị thông minh để quan trắc, giám sát phục vụ đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

- Tổ chức triển khai các chương trình phát triển văn hóa số sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân: Tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích nguời dân truy cập Internet, đăng ký tài khoản và sử dụng các dịch vụ số mà trọng tâm là dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ y tế số, giáo dục số, sử dụng các mạng xã hội, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử và khai thác tiện ích, tài nguyên số trên Internet. Hướng dẫn người dân về các kỹ năng an toàn, bảo mật thông tin cơ bản để có thể tự bảo vệ tài khoản, dữ liệu của mình trên không gian mạng.

- Doanh nghiệp số: Phối hợp với các cơ quan, ban ngành thị xã cung cấp các tài liệu đào tạo, hướng dẫn chuyển đổi số; thông báo cho các doanh nghiệp tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về kỹ năng số, chuyển đổi số do các cấp tổ chức. Triển khai các Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát chuyển đổi số; Chương trình hỗ trợ các cơ sở, cửa hàng bán lẻ chuyển đổi số.

- Thanh toán số: Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh hường, giai đoạn 2021-2025. Triển khai Chương trình thúc đẩy dịch vụ thanh toán điện tử trên địa bàn phường.

- An toàn thông tin mạng và an ninh mạng: Thông báo đúng đối tượng tham gia các lớp tập huấn phổ cập dịch vụ an toàn thông tin mạng cơ bản giúp người dân phòng, tránh và tự bảo vệ mình trước những nguy cơ, rủi ro và sự cố mất an toàn thông tin mạng. Tăng cường công tác tuyên truyền để các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện mô hình bảo vệ 04 lớp (Lực lượng tại chỗ, Giám sát chuyên nghiệp, Độc lập kiểm tra, Kết nối chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia). Thực hiện sao lưu dữ liệu, bảo đảm hoạt động liên tục của cơ quan, đơn vị; sẵn sàng khôi phục hoạt động bình thường của hệ thống sau khi gặp sự cố mất an toàn thông tin mạng trên địa bàn phường. Đề xuất dán nhãn tín nhiệm cho Trang Thông tin điện tử phường đảm bảo an toàn thông tin mạng. Tuyên truyền cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng ký số từ xa theo hướng ưu tiên phổ cập việc sử dụng chữ ký số cá nhân cho người dân một cách đơn giản, thuận tiện, an toàn.

* Phát triển kinh tế số và xã hội số ngành, lĩnh vực

Nông nghiệp và nông thôn: Phát triển kinh tế số và xã hội số theo hướng nông nghiệp số gắn liền với nông thôn hiện đại, nông dân chuyên nghiệp, văn minh. Các nhiệm vụ trọng tâm bao gồm:

- Chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế số nông nghiệp; phát động và thu hút doanh nghiệp công nghệ đầu tư phục vụ nông nghiệp tại phường;

- Hướng dẫn các khu phố và người nông dân tham gia tích cực trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên sàn giao dịch điện tử.

- Triển khai nền tảng truy xuất nguồn gốc nông sản cho phép kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng của nông sản.

- Tổ chức triển khai mô hình khu phố chuyển đổi số, phường chuyển đổi số, trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là gắn kết phát triển thương mại điện tử với Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm.

- Tổ chức triển khai phổ cập kỹ năng số cho người nông dân theo hướng tuyên truyền, phổ biến qua phương tiện truyền thông cơ sở; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong quá trình tổ chức sản xuất nông nghiệp và tham gia vào phát triển kinh tế số, xã hội số; tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng số cho người nông dân thông qua các nền tảng số, đào tạo trực tuyến, liên tục phát triển kỹ năng và tri thức số cho nguời nông dân, ưu tiên nhóm kỹ năng về sử dụng, khai thác các sàn giao dịch điện tử, thanh toán điện tử, nhận biết, phòng ngừa lừa đảo trên mạng….

Lĩnh vực Y tế:

- Tăng cường công tác tuyên truyền cho các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn phường cung cấp dịch vụ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa; sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử; đơn thuốc điện tử; thanh toán không dùng tiền mặt…

- Khuyến khích các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn phường triển khai nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa kết nối giữa cơ sở với bệnh viện tuyến trên giúp giảm tải các cơ sở y tế, khám, chữa bệnh kịp thời, tiết kiệm thời gian và chi phí.

- Thực hiện quản lý đơn thuốc điện tử quốc gia tại tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và tư nhân trên địa bàn phường.

- Tổ chức triển khai nền tảng quản lý tiêm chủng, nền tảng quản lý thông tin y tế cơ sở, quản lý trạm y tế thống nhất trên địa bàn phường.

- Triển khai lập hồ sơ sức khỏe cá nhân, đảm bảo mỗi nguời dân có một hồ sơ số về sức khỏe cá nhân để hình thành hệ thống chăm sóc y tế số hoàn chỉnh từ khâu chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng đến điều trị. Hồ sơ sức khỏe điện tử được cập nhật thuờng xuyên, lưu lại thông tin về tình trạng sức khỏe nguời dân trong suốt cuộc đời.

Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạ:

- Triển khai nền tảng dạy, học trực tuyến, kết nối, phục vụ trực tuyến toàn trình trong công tác giảng dạy - học tập - thi cử cho học sinh, giáo viên, từ đó, hình thành hệ sinh thái phát triển giáo dục số, bảo đảm chất luợng cho việc thi cử trực tuyến.

- Ứng dụng sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp công nghệ giáo dục (Edtech) vào giảng dạy. Tạo cơ chế thí điểm các sản phẩm, dịch vụ mới đột phá, hỗ trợ đào tạo nhanh, hiệu quả.

Lao động, việc làm và an sinh xã hội:

- Tổ chức triển khai và thúc đẩy, khuyến khích các hình thức giao dịch điện tử, chứng chỉ chứng nhận điện tử, chi trả an sinh xã hội trực tuyến hoặc trực tiếp tới đối tượng thụ huởng, loại bỏ các khâu trung gian không cần thiết.

- Thực hiện nền tảng dữ liệu số về lao động, việc làm và an sinh xã hội trong đó cơ quan nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, tổ chức sử dụng lao động đóng vai trò nòng cốt và người lao động, người dân tham gia tích cực trong thu thập, chuẩn hóa, mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phân tích, dự báo, công bố thông tin thị trường lao động và thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

Thương mại, công nghiệp và năng luợng

Thương mại

- Quản lý, giám sát hoạt động của các nền tảng thương mại điện tử; chống hàng gian, hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch thuơng mại điện tử trực tuyến; xây dụng thị trường thương mại điện tử lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền vững.

- Tổ chức triển khai Chương trình thúc đẩy thương mại điện tử tại khu vực nông thôn có tiềm năng phát triển: hạ tầng logistics thuận lợi, có nhiều nông sản, tăng cuờng liên kết thương mại điện tử giữa phường với các xã, phường, huyện bạn và các vùng miền trong cả nước.

- Hỗ trợ nguời dân đưa sản phẩm dịch vụ của mình lên các sàn thương mại điện tử để góp phần đưa mỗi một người dân thành một doanh nhân.

Công nghiệp và năng lượng

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế số và xã hội số trong lĩnh vực năng lượng; phát triển lưới điện thông minh.

- Triển khai mô hình sử dụng năng lượng trong sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Lĩnh vực Du lịch

- Ngành du lịch phường Phú Sơn là du lịch tâm linh, để áp dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch tại phường cần xây dựng website riêng để giới thiệu, quảng bá cho các điểm du lịch; xây dựng hệ thống kết nối giữa các điểm du lịch trên địa bàn Thị xã

- Tăng cường hiểu biết giao lưu văn hóa, tìm hiểu thế giới và tạo động lực bảo tồn giá trị truyền thống, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đầu tư cho bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa tâm linh, đặc biệt về tín ngưỡng, tôn giáo và những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với điểm tâm linh trở thành yếu tố hấp dẫn đặc sắc; tăng cường sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động du lịch.

Lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường

- Tổ chức triển khai phát triển kinh tế số và xã hội số trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, phát triển kinh tế xanh, sử dụng năng lượng thân thiện với môi truờng.

- Ưu tiên phát triển nền tảng dữ liệu đất đai quốc gia, bản đồ số quốc gia, sử dụng phương thức, công nghệ số nâng cao chất lượng dịch vụ, khả năng tương tác, phục vụ minh bạch hóa, đảm bảo cung cấp, chia sẻ dữ liệu, thông tin về tài nguyên môi trường cho tổ chức, cá nhân, cộng đồng góp phần phát triển kinh tế số trên địa bàn phường.

* Về giải pháp

Tổ chức, bộ máy: Tổ chức hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số phường; Triển khai đồng bộ về phát triển Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn phường. Tổ chức và triển khai hoạt động của các Tổ công nghệ số cộng đồng để phổ biến huớng dẫn, trợ giúp người dân sử dụng công nghệ số và các nền tảng số “Make in Việt Nam”, hình thành mạng lưới triển khai công nghệ rộng khắp trên địa bàn phường.

Hợp tác

- Phối hợp, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn kỹ năng số cho người dân thông qua việc sử dụng nền tảng số.

- Hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp trong việc thu hút nguồn lực, tri thức, chuyển giao công nghệ số vào phường Phú Sơn phù hợp với nội dung Kế hoạch.

Nghiên cứu, phát triển

- Thúc đẩy ứng dụng các công nghệ số mới dữ liệu lớn phục vụ phát triển kinh tế số và xã hội số.

- Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ, tạo lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, phù hợp với đặc trung của từng ngành, lĩnh vực của phường.

Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo về phát triển kinh tế số, xã hội số; lồng ghép nội dung về kinh tế số, xã hội số trong các sự kiện quan trọng của phường.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về các mô hình kinh tế số, xã hội số điển hình trên hệ thống truyền thông cơ sở. Phát triển các chuyên mục tư vấn, hỏi đáp về kinh tế số, xã hội số, hỗ trợ người dân nâng cao kỹ năng số, sử dụng nền tảng số, dịch vụ số và công nghệ số.

Bảo đảm kỉnh phí

Ưu tiên kinh phí từ ngân sách (kinh phí chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên) để thực hiện nhiệm vụ, giải pháp, dự án thuộc Kế hoạch này. Trong đó:

- Nguồn kinh phí đầu tư chi để thực hiện các nhiệm vụ, dự án: đầu tư xây dựng các hệ thống thông tin, nền tảng số, mua sắm phần cứng, phần mềm, công nghệ, trang thiết bị và xây dựng các cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số.

- Nguồn kinh phí thường xuyên chi để thực hiện nhiệm vụ: Tạo lập, cập nhật, lưu trữ và chia sẻ, sử dụng dữ liệu số; đảm bảo an toàn thông tin mạng; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân lực số, kỹ năng số, công dân số, văn hóa số; hỗ trợ, tư vấn chuyển đổi số doanh nghiệp; thông tin, tuyên truyền; duy trì, vận hành các hệ thống thông tin, nền tảng số; các nhiệm vụ khác thuộc Kế hoạch có tính chất chi thường xuyên. Khuyến khích, ưu tiên sử dụng nguồn chi thường xuyên thuê thiết bị, dịch vụ.

- Các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, đào tạo bố trí kinh phí từ ngân sách tự chủ để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao thuộc Kế hoạch. Danh mục các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế sổ, xã hội sổ giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn phường.

* Về kinh phí

Kinh phí thực hiện kế hoạch được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

Về tổ chức thực hiện

Công chức Văn hóa - Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, khu phố tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo Kế hoạch và các nội dung khác thuộc Kế hoạch phù hợp chức năng, nhiệm vụ được giao. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các nội dung của Kế hoạch.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong các ngành và nhân dân về nội dung Kế hoạch thường xuyên, định kỳ hàng ngày, hàng tuần; thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ theo phân công và các nội dung khác thuộc Kế hoạch phù hợp chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Tổng hợp tiến độ thực hiện báo cáo thị xã vào đầu tháng 12 hàng năm.

Công chức Kế toán - Ngân sách

Tham mưu cho UBND phường về nguồn ngân sách chi thường xuyên, nguồn ngân sách chi đầu tư phát triển hàng năm theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan để triển khai, thực hiện các nội dung của Kế hoạch và các nội dung khác thuộc Kế hoạch phù hợp chức năng, nhiệm vụ được giao.

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì thực hiện các nội thuộc Kế hoạch phù hợp chức năng, nhiệm vụ được giao.

Các trường học

Thực hiện các mục tiêu, giải pháp, nhiệm vụ và các nội dung khác thuộc Kế hoạch phù hợp chức năng, nhiệm vụ được giao.

Văn phòng HĐND - UBND

- Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ thúc đẩy phát triển các nền tảng số quốc gia đối với nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa, nền tảng quản lý tiêm chủng, nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử, nền tảng trạm y tế phường.

- Tổ chức, hướng dẫn, triển khai các nội dung tại mục 2.2 đến các cơ sở y tế trên địa bàn phường.

- Thực hiện các mục tiêu, giải pháp, nhiệm vụ theo phân công và các nội dung khác thuộc Kế hoạch phù hợp chức năng, nhiệm vụ đuợc giao.

Công an phường

- Chủ trì triển khai thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ thúc đẩy phát triển các nền tảng số quốc gia đối với nền tảng định danh nguời dân và xác thực điện tử; thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ theo phân công và các nội dung khác thuộc Kế hoạch phù hợp chức năng, nhiệm vụ đuợc giao.

- Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng không gian mạng an toàn, lành mạnh, bảo đảm quyền và lợi ích của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động kinh tế số, xã hội số.

Công chức Địa chính - Xây dựng

- Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ thúc đẩy phát triển các nền tảng số quốc gia đối với nền tảng bản đồ số.

- Thực hiện các mục tiêu, giải pháp, nhiệm vụ theo phân công và các nội dung khác thuộc Kế hoạch phù hợp chức năng, nhiệm vụ được giao.

Các cơ quan, đơn vị, khu phố

- Thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được phân công và các nhiệm vụ khác trong Kế hoạch này phù hợp chức năng nhiệm vụ được giao.

- Triển khai kế hoạch giai đoạn 2022 - 2025 và kế hoạch hàng năm phát triển kinh tế số và xã hội số; bổ sung, cập nhật, đồng bộ các nội dung của Kế hoạch này với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, kinh tế - xã hội của ngành, đơn vị mình.

Đoàn Thanh niên phường

Hướng dẫn các chi đoàn trực thuộc tham gia mạng lưới hỗ trợ triển khai chuyển đổi số; chủ động phát động các chiến dịch đoàn viên thanh niên tuyên truyền, phổ biến kỹ năng số, hỗ trợ, hướng dẫn người dân sử dụng các dịch vụ trên môi trường số.

Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường và các tổ chức chính trị - xã hội

- Tuyên truyền đến các tổ chức thành viên chủ động tham gia phát triển và ứng dụng công nghệ số phục vụ kinh tế số và xã hội số.

- Phát huy vai trò trong tuyên truyền, vận động, giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch. Phối hợp với các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội nghề nghiệp phát động đoàn viên, hội viên, doanh nghiệp chủ động làm chủ công nghệ, cung cấp sản phẩm, dịch vụ có chất lượng; tích cực trong việc tham gia giám sát, phản biện chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế số, xã hội số.

Nguyễn Mùi

CÔNG KHAI DANH MỤC TTHC