Ý kiến thăm dò
Liên kết Website
Phường Phú Sơn tăng cường công tác phòng, chống dịch đau mắt đỏ
Ngày 20/9/2023, UBND phường Phú Sơn đã ban hành Công văn số 275/UBND-VH về tăng cường công tác phòng, chống dịch đau mắt đỏ trên địa bàn phường Phú Sơn
Đến ngày 19/9/2023, Bệnh đau mắt đỏ vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại một số tỉnh/thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng...và Thanh Hóa, hệ thống giám sát đã ghi nhận các báo cáo về tình hình dịch bệnh đau mắt đỏ xảy ra tại các trường học với số ca bệnh có chiều hướng gia tăng.
Thực hiện Công văn số 3118/UBND-VP ngày 19/9/2023 của UBND thị xã Bỉm Sơn về việc tăng cường công tác phòng chống dịch đau mắt đỏ. Nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, giảm các trường hợp có biến chứng nặng về mắt. UBND phường Phú Sơn yêu cầu Hiệu trưởng các trường học, ông (bà) trưởng khu phố, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn phường khẩn trương triển khai thực hiện một số nhiệm:
1. Giao hiệu trưởng trường Mầm non, trường TH&THCS Phú Sơn và chủ các cơ sở nhóm lớp mầm non tư thục
- Triển khai các biện pháp phòng bệnh đau mắt đỏ trong trường học và thông báo ngay cho Trạm Y tế trên địa bàn khi phát hiện học sinh mắc bệnh để triển khai xử lý ổ dịch kịp thời, triệt để; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho phụ huynh về các biện pháp phòng bệnh đau mắt đỏ.
- Các trường học, đặc biệt là trường mầm non và các nhóm lớp mầm non tư thục phải đảm bảo vệ sinh trường học, thường xuyên vệ sinh bàn ghế học sinh, đồ chơi, đồ dùng học tập bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường; cung cấp đủ xà phòng, nước sạch, dung dịch sát khuẩn tay cho học sinh, giáo viên. Khi phát hiện học sinh có các triệu chứng như: sốt nhẹ kèm mệt mỏi, đau họng, có ghèn dính mí khó mở mắt, nổi hạch trước tai hoặc dưới hàm, đỏ/ngứa/rỉ dịch 2 một hoặc cả hai mắt, cảm giác nổi cộm/có sạn ở trong mắt, mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ... cần hướng dẫn trẻ đi khám ngay tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng.
- Đẩy mạnh truyền thông phòng bệnh đau mắt đỏ cho giáo viên, học sinh và phụ huynh; truyền thông tạo sự đồng thuận của phụ huynh, không để học sinh mắc bệnh đau mắt đỏ đã được chỉ định nghỉ học đến trường.
2. Giao công chức Văn hóa – xã hội
- Tăng cường đăng tải các tin, bài tuyên truyền về bệnh đau mắt đỏ để người dân hiểu được nguyên nhân, đường lây và các biện pháp phòng bệnh; thường xuyên phát thanh các thông điệp, khuyến cáo cộng đồng trên phương tiện thông tin đại chúng về các biện pháp phòng bệnh đau mắt đỏ.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân phường chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng, chống, thu dung điều trị bệnh đau mắt đỏ.
- Thông tin nội dung văn bản này đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý được biết và nghiêm túc triển khai thực hiện.
3. Giao Trạm y tế phường
- Theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình bệnh đau mắt đỏ tại địa phương, kịp thời phát hiện, xử lý triệt để ca bệnh, ổ dịch bệnh đau mắt đỏ tại trường học, cơ sở y tế, các hộ gia đình, nơi tập trung đông người và cộng đồng; không để dịch lan rộng, kéo dài.
- Phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc phát hiện, điều tra ca bệnh, vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại các lớp học bằng hóa chất CloraminB hoặc chất tẩy rửa thông thường.
- Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về các biện pháp phòng tránh bệnh đau mắt đỏ.
- Báo cáo TTYT thị xã chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị cho các hoạt động điều trị bệnh đau mắt đỏ. Tổ chức tốt việc khám, phát hiện bệnh nhân đau mắt đỏ.
- Thường xuyên, chủ động theo dõi, đánh giá tình hình dịch bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn để kịp thời có các biện pháp phòng, chống và truyền thông phù hợp. Chuẩn bị phương tiện, hóa chất, máy phun hóa chất để phục vụ kịp thời việc xử lý môi trường khi có dịch xảy ra.
- Tiếp nhận thông tin các ca bệnh trên địa bàn, báo cáo kịp thời các trường hợp mắc bệnh và hoạt động phòng chống dịch bệnh về UBND phường (qua Công chức VH-XH) để tổng hợp báo cáo UBND thị xã.
3. Giao các ông (bà) trưởng khu phố
Thông báo nội dung Công văn này trên hệ thống loa truyền thanh khu phố để nhân dân được biết để phòng, chống dịch đau mắt đỏ. Tăng cường công tác truyền thông phòng, chống bệnh đau mắt đỏ tại cộng đồng và khuyến cáo khi có biểu hiện của như:sốt nhẹ; cộm mắt, đau, sưng, đỏ mắt; tiết nhiều dịch rử mắt và chảy nước mắt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Nguyễn Mùi
Tin cùng chuyên mục
-
Hội thi Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh - Dân vũ hè năm 2024 phường Phú Sơn
-
Phường Phú Sơn tăng cường công tác phòng, chống dịch đau mắt đỏ
-
Phường Phú Sơn tăng cường công tác phòng, chống dịch đau mắt đỏ
-
Phường Phú Sơn triển khai kế hoạch tổ chức chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi trên địa bàn phường năm 2022
Phường Phú Sơn tăng cường công tác phòng, chống dịch đau mắt đỏ
Ngày 20/9/2023, UBND phường Phú Sơn đã ban hành Công văn số 275/UBND-VH về tăng cường công tác phòng, chống dịch đau mắt đỏ trên địa bàn phường Phú Sơn
Đến ngày 19/9/2023, Bệnh đau mắt đỏ vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại một số tỉnh/thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng...và Thanh Hóa, hệ thống giám sát đã ghi nhận các báo cáo về tình hình dịch bệnh đau mắt đỏ xảy ra tại các trường học với số ca bệnh có chiều hướng gia tăng.
Thực hiện Công văn số 3118/UBND-VP ngày 19/9/2023 của UBND thị xã Bỉm Sơn về việc tăng cường công tác phòng chống dịch đau mắt đỏ. Nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, giảm các trường hợp có biến chứng nặng về mắt. UBND phường Phú Sơn yêu cầu Hiệu trưởng các trường học, ông (bà) trưởng khu phố, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn phường khẩn trương triển khai thực hiện một số nhiệm:
1. Giao hiệu trưởng trường Mầm non, trường TH&THCS Phú Sơn và chủ các cơ sở nhóm lớp mầm non tư thục
- Triển khai các biện pháp phòng bệnh đau mắt đỏ trong trường học và thông báo ngay cho Trạm Y tế trên địa bàn khi phát hiện học sinh mắc bệnh để triển khai xử lý ổ dịch kịp thời, triệt để; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho phụ huynh về các biện pháp phòng bệnh đau mắt đỏ.
- Các trường học, đặc biệt là trường mầm non và các nhóm lớp mầm non tư thục phải đảm bảo vệ sinh trường học, thường xuyên vệ sinh bàn ghế học sinh, đồ chơi, đồ dùng học tập bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường; cung cấp đủ xà phòng, nước sạch, dung dịch sát khuẩn tay cho học sinh, giáo viên. Khi phát hiện học sinh có các triệu chứng như: sốt nhẹ kèm mệt mỏi, đau họng, có ghèn dính mí khó mở mắt, nổi hạch trước tai hoặc dưới hàm, đỏ/ngứa/rỉ dịch 2 một hoặc cả hai mắt, cảm giác nổi cộm/có sạn ở trong mắt, mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ... cần hướng dẫn trẻ đi khám ngay tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng.
- Đẩy mạnh truyền thông phòng bệnh đau mắt đỏ cho giáo viên, học sinh và phụ huynh; truyền thông tạo sự đồng thuận của phụ huynh, không để học sinh mắc bệnh đau mắt đỏ đã được chỉ định nghỉ học đến trường.
2. Giao công chức Văn hóa – xã hội
- Tăng cường đăng tải các tin, bài tuyên truyền về bệnh đau mắt đỏ để người dân hiểu được nguyên nhân, đường lây và các biện pháp phòng bệnh; thường xuyên phát thanh các thông điệp, khuyến cáo cộng đồng trên phương tiện thông tin đại chúng về các biện pháp phòng bệnh đau mắt đỏ.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân phường chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng, chống, thu dung điều trị bệnh đau mắt đỏ.
- Thông tin nội dung văn bản này đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý được biết và nghiêm túc triển khai thực hiện.
3. Giao Trạm y tế phường
- Theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình bệnh đau mắt đỏ tại địa phương, kịp thời phát hiện, xử lý triệt để ca bệnh, ổ dịch bệnh đau mắt đỏ tại trường học, cơ sở y tế, các hộ gia đình, nơi tập trung đông người và cộng đồng; không để dịch lan rộng, kéo dài.
- Phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc phát hiện, điều tra ca bệnh, vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại các lớp học bằng hóa chất CloraminB hoặc chất tẩy rửa thông thường.
- Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về các biện pháp phòng tránh bệnh đau mắt đỏ.
- Báo cáo TTYT thị xã chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị cho các hoạt động điều trị bệnh đau mắt đỏ. Tổ chức tốt việc khám, phát hiện bệnh nhân đau mắt đỏ.
- Thường xuyên, chủ động theo dõi, đánh giá tình hình dịch bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn để kịp thời có các biện pháp phòng, chống và truyền thông phù hợp. Chuẩn bị phương tiện, hóa chất, máy phun hóa chất để phục vụ kịp thời việc xử lý môi trường khi có dịch xảy ra.
- Tiếp nhận thông tin các ca bệnh trên địa bàn, báo cáo kịp thời các trường hợp mắc bệnh và hoạt động phòng chống dịch bệnh về UBND phường (qua Công chức VH-XH) để tổng hợp báo cáo UBND thị xã.
3. Giao các ông (bà) trưởng khu phố
Thông báo nội dung Công văn này trên hệ thống loa truyền thanh khu phố để nhân dân được biết để phòng, chống dịch đau mắt đỏ. Tăng cường công tác truyền thông phòng, chống bệnh đau mắt đỏ tại cộng đồng và khuyến cáo khi có biểu hiện của như:sốt nhẹ; cộm mắt, đau, sưng, đỏ mắt; tiết nhiều dịch rử mắt và chảy nước mắt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Nguyễn Mùi