Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
92
Hôm qua:
314
Tuần này:
4309
Tháng này:
11680
Tất cả:
1149418

Phường Phú Sơn phát động phong trào thi đua phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn trên địa bàn phường Phú Sơn năm 2024.

Ngày 03/01/2024 UBND phường Phú Sơn đã ban hành kế hoạch số 07KH-UBND về Phát động phong trào thi đua phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn trên địa bàn phường Phú Sơn năm 2024.

Với mục đích: Nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, sản phẩm thực phẩm đảm bảo cung cấp đến người tiêu dùng sản phẩm thực phẩm an toàn, rõ nguồn gốc xuất xứ. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn phường, góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng. Nâng cao hiểu biết của người tiêu dùng về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong sử dụng thực phẩm; tạo thói quen không tiêu dùng thực phẩm không rõ nguồn gốc, thói quen sử dụng bao bì thực phẩm an toàn, không gây ô nhiễm môi trường. Và kịp thời tôn vinh, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua thực hiện an toàn thực phẩm.

Với mục tiêu: Thi đua triển khai thực hiện có hiện có hiệu quả mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2024, tập trung các chỉ tiêu cơ bản sau:

- Phấn đấu đến hết năm 2024: 91% hộ sản xuất, chăn nuôi, chế biến, kinh doanh thực phẩm; 98% người quản lý; 90% người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm.

- Phấn đấu đến hết năm 2024: 95% các đơn vị, cá nhân sản xuất thực phẩm nắm được quy trình, điều kiện sản xuất thực phẩm an toàn.

- Xây dựng 100% các bếp ăn tập thể trên địa bàn đảm bảo ATTP.

- Tỷ lệ các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm) đạt 92% trở lên.

- Các cơ sở sản xuất, cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ sản xuất đảm bảo ATTP.

- Phấn đấu giữ vững tiêu chí phường ATTP nâng cao.

Đối tượng tham gia phong trào thi đua

- Tổ chức và cá nhân tham gia sản xuất thực phẩm.

- Các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm.

- Các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội.

- Người tiêu dùng thực phẩm.

Nội dung và giải pháp thi đua

Thi đua sản xuất, cung cấp ra thị trường thực phẩm an toàn

- Hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật cho các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất kiến thức về an toàn thực phẩm.

- Thực hiện quy trình sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn trong lưu thông phân phối, trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, không lưu thông thực phẩm giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, vi phạm quy định nhãn mác hàng hóa, không rõ nguồn gốc, gian lận thương mại.

- Tuân thủ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục thiết kế chuồng trại, kho và thiết bị chăn nuôi, về quản lý con giống, thức ăn, vệ sinh môi trường, dịch bệnh, công tác thú y, chăn nuôi nhằm bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Thi đua sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn

- Đảm bảo yêu cầu về nhà xưởng và trang thiết bị. Kiểm soát vệ sinh nhà xưởng. Kiểm soát quá trình chế biến (đối với nguyên vật liệu, hoạt động sản xuất). Kiểm soát về con người như yêu cầu sức khỏe, cách ly nguồn lây nhiễm, vệ sinh cá nhân...

- Sản phẩm phải được bảo quản đúng kỹ thuật trong quá trình lưu thông, vận chuyển, phân phối đến tay người tiêu dùng. Đảm bảo an toàn, vệ sinh đối với các khu vực kinh doanh thực phẩm theo quy định.

Thi đua thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước của các ngành, các cấp thuộc phường

- Các ngành, đoàn thể tích cực tham mưu UBND phường ban hành cơ chế chính sách giúp địa phương tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành về an toàn thực phẩm; các hoạt động tuyên truyền, tập huấn về an toàn thực phẩm.

- Tăng cường phối hợp giữa các ngành với UBND và các lực lượng chức năng trong công tác quản lý, kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể; Chỉ đạo các khu phố nghiêm túc triển khai ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.

- Đẩy mạnh chương trình xác nhận sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn.

- Mở rộng triển khai thực hiện sản xuất và tiêu thụ thực phẩm an toàn.

Nguyễn Mùi

Phường Phú Sơn phát động phong trào thi đua phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn trên địa bàn phường Phú Sơn năm 2024.

Ngày 03/01/2024 UBND phường Phú Sơn đã ban hành kế hoạch số 07KH-UBND về Phát động phong trào thi đua phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn trên địa bàn phường Phú Sơn năm 2024.

Với mục đích: Nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, sản phẩm thực phẩm đảm bảo cung cấp đến người tiêu dùng sản phẩm thực phẩm an toàn, rõ nguồn gốc xuất xứ. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn phường, góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng. Nâng cao hiểu biết của người tiêu dùng về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong sử dụng thực phẩm; tạo thói quen không tiêu dùng thực phẩm không rõ nguồn gốc, thói quen sử dụng bao bì thực phẩm an toàn, không gây ô nhiễm môi trường. Và kịp thời tôn vinh, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua thực hiện an toàn thực phẩm.

Với mục tiêu: Thi đua triển khai thực hiện có hiện có hiệu quả mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2024, tập trung các chỉ tiêu cơ bản sau:

- Phấn đấu đến hết năm 2024: 91% hộ sản xuất, chăn nuôi, chế biến, kinh doanh thực phẩm; 98% người quản lý; 90% người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm.

- Phấn đấu đến hết năm 2024: 95% các đơn vị, cá nhân sản xuất thực phẩm nắm được quy trình, điều kiện sản xuất thực phẩm an toàn.

- Xây dựng 100% các bếp ăn tập thể trên địa bàn đảm bảo ATTP.

- Tỷ lệ các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm) đạt 92% trở lên.

- Các cơ sở sản xuất, cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ sản xuất đảm bảo ATTP.

- Phấn đấu giữ vững tiêu chí phường ATTP nâng cao.

Đối tượng tham gia phong trào thi đua

- Tổ chức và cá nhân tham gia sản xuất thực phẩm.

- Các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm.

- Các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội.

- Người tiêu dùng thực phẩm.

Nội dung và giải pháp thi đua

Thi đua sản xuất, cung cấp ra thị trường thực phẩm an toàn

- Hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật cho các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất kiến thức về an toàn thực phẩm.

- Thực hiện quy trình sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn trong lưu thông phân phối, trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, không lưu thông thực phẩm giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, vi phạm quy định nhãn mác hàng hóa, không rõ nguồn gốc, gian lận thương mại.

- Tuân thủ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục thiết kế chuồng trại, kho và thiết bị chăn nuôi, về quản lý con giống, thức ăn, vệ sinh môi trường, dịch bệnh, công tác thú y, chăn nuôi nhằm bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Thi đua sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn

- Đảm bảo yêu cầu về nhà xưởng và trang thiết bị. Kiểm soát vệ sinh nhà xưởng. Kiểm soát quá trình chế biến (đối với nguyên vật liệu, hoạt động sản xuất). Kiểm soát về con người như yêu cầu sức khỏe, cách ly nguồn lây nhiễm, vệ sinh cá nhân...

- Sản phẩm phải được bảo quản đúng kỹ thuật trong quá trình lưu thông, vận chuyển, phân phối đến tay người tiêu dùng. Đảm bảo an toàn, vệ sinh đối với các khu vực kinh doanh thực phẩm theo quy định.

Thi đua thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước của các ngành, các cấp thuộc phường

- Các ngành, đoàn thể tích cực tham mưu UBND phường ban hành cơ chế chính sách giúp địa phương tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành về an toàn thực phẩm; các hoạt động tuyên truyền, tập huấn về an toàn thực phẩm.

- Tăng cường phối hợp giữa các ngành với UBND và các lực lượng chức năng trong công tác quản lý, kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể; Chỉ đạo các khu phố nghiêm túc triển khai ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.

- Đẩy mạnh chương trình xác nhận sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn.

- Mở rộng triển khai thực hiện sản xuất và tiêu thụ thực phẩm an toàn.

Nguyễn Mùi

CÔNG KHAI DANH MỤC TTHC